Lá Cờ THêU 6 CHữ VàNG NHạC KịCH DâN CA NAM Bộ DIễN CHO KHáN GIả NHí Hè NăM NAY

Vở diễn về anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản mấy chục năm qua quá quen thuộc với khán giả nhí. Hè năm nay sân khấu Sen Việt đã viết mới với tên gọi Lá cờ thêu 6 chữ vàng và thể hiện theo hình thức nhạc kịch dân ca Nam bộ.

Lá cờ thêu 6 chữ vàng (tác giả: Nguyên Phương, đạo diễn: Lê Nguyên Đạt) sẽ trình làng suất đầu tiên tối 11-5 tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang.

Lá cờ thêu 6 chữ vàng nêu cao tinh thần yêu nước

Ngoài việc phục vụ khán giả nhí thì đây là vở diễn sân khấu Sen Việt tham gia dự thi Liên hoan Sân khấu về đề tài thiếu niên, nhi đồng năm 2024 tại Hải Phòng từ 13 đến 20-5.

Đây là liên hoan lần đầu tiên diễn ra. Lá cờ thêu 6 chữ vàng là vở duy nhất của TP.HCM tham gia liên hoan này.

TIN LIÊN QUAN
  • Vũ Luân nhiều năm mới trở lại sân khấu thiếu nhi

Vở lấy bối cảnh nước ta bị quân Nguyên Mông lăm le xâm lấn. Trước thế nước nguy kịch, vua Trần Nhân Tông phải mở những cuộc hội nghị lấy ý kiến quần thần, bô lão về việc đánh hay hòa.

Thiếu niên Trần Quốc Toản tuy tuổi nhỏ nhưng lanh lợi, dũng cảm đã cố gắng xin vua được tòng quân giết giặc.

Lá cờ thêu 6 chữ vàng khắc họa hình ảnh chàng trai trẻ với bầu máu nóng, không chịu ngồi yên khi quê hương bị xâm chiếm.

Lá cờ thêu 6 chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân" đã trở thành hình ảnh điển hình gắn với Trần Quốc Toản, thể hiện sức mạnh đoàn kết toàn dân.

Khi quốc gia có biến mọi người đều đồng lòng đứng lên chống xâm lăng, bảo vệ cương thổ.

Nhân vật nặng ký nhất của vở là anh hùng Trần Quốc Toản được giao cho nghệ sĩ Lệ Trinh.

Nghệ sĩ Vũ Luân hiếm hoi trở lại vở diễn thiếu nhi trong hình ảnh kép lão. Đó là chú Phương, người dạy võ cho Trần Quốc Toản.

Vở còn có sự tham gia của các nghệ sĩ Lê Trung Thảo (Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn), Hoàng Tùng (vua), Võ Ngọc Quyền (mẹ của Trần Quốc Toản), Thanh Khang (Trần Ích Tắc), Du Bảo (Trần Lượng)…

Tập cho bọn trẻ quen với âm nhạc dân tộc

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt chia sẻ với Lá cờ thêu 6 chữ vàng anh không chỉ muốn truyền đến các bạn nhỏ tình yêu sử Việt, tình yêu đất nước mà còn tập cho bọn trẻ quen với những làn điệu dân tộc.

Vì vậy, âm nhạc trong vở được Nguyên Đạt chú ý khai thác.

  • Truyền tích Cổ Loa xưa và điểm hẹn mới cho cải lươngĐỌC NGAY

Vở tập trung rất nhiều bài lý Nam bộ, bài bản cải lương được nhạc sĩ Thanh Liêm phối mới nên vừa quen vừa lạ.

Anh nói: "Tôi nhớ hồi còn nhỏ mình thường xuyên được nghe các bài lý. Cứ lặp đi lặp lại như vậy mà thấm vô mình hồi nào không hay.

Bây giờ tôi muốn tập như vậy với các bạn nhỏ. Phải cho các em nghe, nghe riết rồi trở thành quen thuộc. Tới chừng lớn lên các em rất dễ cảm với những chương trình, vở diễn nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là cải lương".

Trước mắt, Lá cờ thêu 6 chữ vàng đã có hợp đồng sáu suất diễn. Sau khi dự liên hoan từ Hà Nội trở về, suất đầu tiên phục vụ cho một trường học ở Gò Vấp ngày 25-5.

Như vậy theo kế hoạch sắp tới vở diễn sẽ có ít nhất chục suất diễn tại Nhà hát Trần Hữu Trang.

"Vì lần đầu làm theo thể loại này nên ê kíp sẽ theo dõi sát sao phản ứng của khán giả trong từng suất diễn để vừa diễn vừa điều chỉnh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thưởng nghệ thuật của khán giả nhí và cả phụ huynh" - đạo diễn Lê Nguyên Đạt nhấn mạnh.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-05-06T00:36:36Z dg43tfdfdgfd